Bạn đang có ý muốn thiết kế một website cho riêng mình? Về lợi ích của website, không ai có thể chối bỏ. Đọc thêm ở đây nếu bạn còn chưa rõ về lợi ích website. Vậy, một trong những điều đầu tiên cần nắm rõ trước khi bắt đầu thiết kế website là gì? Câu trả lời chính là về tên miền. Tên miền website là yếu tố đầu tiên bạn nên xem xét khi có quyết định thiết kế web. Qua bài viết này, cùng Web Thanh Hóa tìm hiểu tất cả từ A – Z về tên miền website nhé!
Tên miền là gì?
Tên miền hay còn gọi là địa chỉ trang web, thứ mà khi ta gõ vào thanh URL của trình duyệt để truy cập website của một ai.
Nói một cách đơn giản, nếu website là một căn nhà thì tên miền chính là địa chỉ nhà.
Giải thích chi tiết hơn:
Con người rất khó ghi nhớ những chuỗi dãy số, địa chỉ IP mà máy tính sử dụng. Do đó, tên miền được phát triển và được sử dụng để xác định các thực thể trên internet thay vì sử dụng địa chỉ IP. Bạn chỉ cần nhập tên miền dễ nhớ vào thanh địa chỉ của trình duyệt, ví dụ: webthanhhoa.net.
Tên miền phải được đăng kí trước khi bạn sử dụng nó. Mỗi tên miền là duy nhất và là sự kết hợp của các chữ cái và số.
Tại sao cần một tên miền?
Như đã lấy ví dụ ở trên, tên miền là “địa chỉ” cho trang web của bạn. Nếu muốn xuất hiện có bản quyền, thương hiệu và danh tính trong mắt khách hàng thì bạn phải có tên miền của riêng mình. Tên miền chính là thứ để khách hàng tìm kiếm bạn mỗi khi họ cần. Tên miền là danh tính cho website của bạn.
Tên miền hoạt động như thế nào?
Tên miền là đường tắt đi đến server host website của bạn. Cách mọi người tìm kiếm được bạn trên World Wide Web (www). Nếu một tên miền là địa chỉ thì máy chủ ( hosting) chứa website của bạn là tòa nhà. Khi bạn tạo một trang web, bạn đặt tên miền trỏ về máy chủ, khi mọi người tìm kiếm trang web của bạn, họ nhập tên miền và họ được đưa đến đích. Hầu hết, tất cả các trang web đều sử dụng tên miền. Ví dụ: Tên miền của Google là Google.com, Facebook là Facebook.com.
DNS là gì?
DNS (Domain Name System) là hệ thống phân giải tên miền. DNS cho phép thiết lập liên kết giữa một tên miền với IP của máy chủ. Từ đó, người truy cập chỉ cần nhớ tên miền thay vì một dãy số IP dài dằng dặc. Nó tựa như danh bạ trên điện thoại vậy. Những cái tên mà bạn đặt lúc nào cũng dễ nhớ hơn số điện thoại đúng không nào? Việc quản lý DNS và cấu hình chính xác DNS để tên miền hoạt động với host cũng như các dịch vụ khác là điều mà mọi webmaster đều thực hiện thường xuyên.
Làm thế nào để đăng ký tên miền?
Mỗi nhà cung cấp lại có cách thức mua tên miền khác nhau. Đầu tiên, mọi thứ thường sẽ bắt đầu trong việc kiểm tra tên miền. Hầu hết các nhà cung cấp đều cho phép bạn gõ tên miền muốn mua trước nhằm kiểm tra tính khả dụng của tên miền. Tuy nhiên, việc đăng ký tên miền không đồng nghĩa với việc bạn sẽ có dịch vụ hosting. Bạn cần một tài khoản host.
Phân loại tên miền khác nhau
Tên miền .com chiếm 46.5% thị trường website toàn cầu, tên miền không nhất thiết phải có tiêu chuẩn nào. Bạn có thể thay thế tên miền khác như .org .net…Các loại tên miền thông dụng có thể kể đến:
TLD – Top Level domain
Đây là loại tên miền cao cấp nhất, phần mở rộng sau dấu chấm cuối cùng của domain name. Ở cấp đầu tiên của hệ thống tên miền trên internet. Những TLDs phổ biến nhất là: .com, .org, .net, .edu. Danh sách domain có thể được chia thành 2 loại khác nhau: Tên miền cao cấp nhất của quốc gia và tên miền cấp cao chung như ta thường thấy. Gợi ý cho bạn, nếu muốn kinh doanh chuyên nghiệp, dài lâu thì hãy lựa chọn gTLD hoặc ccTLD.
CCTLD – Country – code top – Level domain là gì?
Tên miền cấp cao nhất của quốc gia là một loại của TLDs được sử dụng để xác minh một quốc ga cụ thể. Ví dụ .us cho United States và .vn cho Việt Nam. Chúng thường được dùng bởi các công ty có site riêng cho thị trường nhất định. Và đây chính là dấu hiệu cho thấy người dùng đã truy cập đúng địa chỉ.
gTLDs – Generic top – level domain là gì?
Tên miền cấp cao chung (gTLDs – generic top-level domains) là một top-level domain quan trọng nhất mà không phụ thuộc vào mã quốc gia. Nhiều gTLDs được dành cho mục đích sử dụng cụ thể, như .edu hướng đến tổ chức giáo dục. Nhưng, do đặc thù chung, website của bạn không cần thỏa mãn tiêu chí nào để đăng ký tên miền gTLD. Đây là lý do vì sao tên miền .com không phải lúc nào cũng dành cho mục đích thương mại (commercial).
Thêm các ví dụ về gTLDs: .mil (quân đội) gov (chính phủ) .org ( phi lợi nhuận và tổ chức) .net (ban đầu dùng cho các nhà cung cấp internet nhưng sau này dùng cho mọi người với các mục đích).
Tư vấn chọn tên miền phù hợp.
Quy định đặt tên miền:
- Tên miền không vượt quá 63 ký tự ( đã bao gồm .com .net…)
- Tên miền chỉ bao gồm các ký tự trong bảng chữ cái, chữ số và dấu – khoảng trắng. Các ký tự đặc biệt khác đều không hợp lệ.
- Không bắt đầu hoặc kết thúc tên miền bằng dấu ( – )
Những quy tắc đặt tên miền?
Đặt tên ngắn gọn dễ nhớ
Để khách hàng dễ ghi nhớ, tên miền của bạn cần ngắn gọn và dễ ghi nhớ nhất. Lời khuyên là nên lấy tên công ty của bạn kèm những ký tự đơn giản. Ngắn thì dễ nhớ, nhớ gõ và dễ đưa vào logo, nhãn hiệu. Tránh trường hợp bạn đặt cái tên mà bạn thích nhưng khách hàng lại khó nhớ. Điều đó sẽ dẫn đến hậu quả đáng buồn: chẳng ai thèm truy cập website của bạn cả.
Tên miền xây dựng theo kiểu “bao vây”
Kiểu “bao vây” để không ai có thể “bắt chước” hay trùng lặp cả cách viết lẫn cách đọc. Với nhiều phần đuôi của tên miền hiện nay, người sử dụng internet phần lớn vẫn quen thuộc với tên miền .vn .com net. Nếu khách hàng bỗng nhiên nhận thấy một tên miền theo kiểu “bao vây”, mới mẻ mà họ chưa từng thấy dạng đó ở đâu, chắc chắn họ sẽ bị thu hút.
Không gây nhầm lẫn
Tên miền có lẽ là một trong những yếu tố đầu tiên khách truy cập nhìn thấy khi truy cập trang web của bạn. Nếu tên miền sẵn có là của một thương hiệu đã được đăng ký, sẽ có rắc rối nếu bạn vẫn sử dụng tên miền tương tự.
Một lưu ý thêm nữa, bạn có thể gặp trường hợp đọc tên miền cho ai đó qua điện thoại. Và đừng để xảy ra trường hợp nhầm lẫn những chữ cái, ký tự khi đặt tên miền bạn nhé. Bạn sẽ rất dễ nhầm lẫn khi đọc tên miền trong trường hợp này.
Trỏ tên miền và chuyển tên miền khác nhau
Chuyển tên miền – transfer domain: là thao thác chuyển quyền quản lý tên miền từ nhà cung cấp này sang nhà cung cấp khác. Khi chuyển tên miền đôi khi bạn cần thanh toán phí chuyển. Tên miền sau khi chuyển sẽ được gia hạn thêm một năm.
Trỏ tên miền (đến hosting) – point domain (to a host) là thao tác bạn truy cập vào khu vực quản lý tên miền ở nhà đăng ký hiện tại. Từ đó, tên miền có thể sử dụng một loại dịch vụ hosting nào đó. Thông thường là web hosting.
Liên hệ và báo giá tên miền.
Web Thanh Hóa đã giúp bạn giải đáp thắc mắc thông qua những nội dung ở trên. Bạn đang có ý định muốn mua một tên miền cho website của mình? Hãy để Web Thanh Hóa cung cấp cho bạn tất cả dịch vụ bạn cần. Chần chừ gì mà không liên hệ với chúng tôi, chỉ còn rất ít ưu đãi dành cho những bạn nhanh tay nhất:
Hotline: 0919 357 194
Zalo: Nguyễn Thị Phương Anh – Page Facebook : Thiết kế website
Email: ntpa625@gmail.com – Website: webthanhhoa.net
Địa chỉ: Nguyễn Huy Tự, Phương Lam Sơn, TP. Thanh Hoá